Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tiến vào Campuchia Chiến_dịch_Campuchia

Quốc hội Campuchia quyết nghị bãi nhiệm Sihanouk

Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội sau đó triệu tập Quốc hội bỏ phiếu phế truất Norodom Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Việc đàn áp đối lập và các chính sách kinh tế sai lầm của Sihanouk, cũng như thái độ xích lại gần Việt Nam và Trung Quốc của ông cùng với áp lực của Lon Nol khiến Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm ông. Sihanouk gọi đây là âm mưu đảo chính của CIA và buộc phải đi an dưỡng ở biệt thự riêng của gia đình ông tại Riviera một thời gian.[4] Với việc Quốc hội Campuchia quyết nghị bãi nhiệm Sihanouk, quan hệ giữa Mỹ và Campuchia hoàn toàn thay đổi từ chỗ Sihanouk đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ để xích lại gần các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[4] thì Campuchia do Lon Nol lãnh đạo trở thành đồng minh của Mỹ. Đây là điều kiện quan trọng để Mỹ thực hiện ý đồ Việt Nam hóa chiến tranh là mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Sau đó, quân đội Campuchia tấn công các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia nhưng bị đẩy lui. Không lâu sau, Không lực Hoa Kỳ bắt đầu rải bom và nã pháo vào các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam tại Campuchia. Sau đó Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến vào nhưng lại gặp sự kháng cự mạnh của đối phương. Tổng thống Nixon cũng cho quân vào Campuchia để hỗ trợ cho nước này sau khi Thủ tướng Campuchia Lon Nol yêu cầu.[5]

Ngày 22-4-1970, Nixon triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ để thảo luận về bước đi tiếp theo của Mỹ ở Campuchia. Trong cuộc họp này, giới lãnh đạo Mỹ cho rằng, các vùng "đất thánh" Mỏ Vẹt và Móc Câu, nơi đứng chân của cơ quan chỉ đạo quân Giải phóng miền Nam, sau 14 tháng B-52 ném bom, gần như vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, Mỹ quyết định phát động cuộc tiến công trên bộ vào Campuchia để "chộp bắt" các cơ quan chỉ đạo quân Giải phóng miền Nam, mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương.

Ngày 28-4-1970, một số đơn vị quân đội Sài Gòn vượt biên giới Campuchia tiến công khu vực Mỏ Vẹt. Hai ngày sau, ngày 30-4-1970, theo lệnh của Nixon, Mỹ huy động năm vạn quân Mỹ phối hợp với năm vạn quân Việt Nam Cộng hòa, mở cuộc tiến công quy mô lớn vào Campuchia. Giờ đây, Chiến tranh Việt Nam đã thực sự mở rộng ra toàn cõi Đông Dương.

Chủ trương của quân Giải phóng

Theo đánh giá của quân Giải phóng miền Nam, "ngày 30-4-1970, Mỹ đưa hơn 10 vạn - vừa quân Mỹ vừa quân Sài Gòn, mở cuộc hành quân đánh chiếm Campuchia, nhằm cứu bọn ngụy Lon Non đang có nguy cơ sụp đổ, triệt phá cái mà chúng gọi là "đất thánh Việt cộng" trên đất Campuchia, biến nước này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ, thực hiện ở đây một chiến lược chiến tranh mới phù hợp với "học thuyết Níchxơn" - chiến lược "Khơme hóa chiến tranh".[6]

Ngay khi cuộc đảo chính ở Campuchia nổ ra, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp và nhận định: "Đây là nấc thang mới của đế quốc Mỹ nhằm biến Campuchia thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, xoá bỏ căn cứ và bàn đạp chiến lược của ta, cắt đứt tuyến tiếp tế hậu cần chi viện cho chiến trường miền Nam, thực hiện âm mưu bóp nghẹt cách mạng miền Nam." Phân tích những thuận lợi và khó khăn của quân Giải phóng cũng như của Mỹ khi cuộc đảo chính xảy ra, Bộ Chính trị chỉ rõ: "Cuộc đảo chính ở Campuchia trước mắt có gây cho ta một số khó khăn về mặt hậu cần tiếp tế, ta cần có những biện pháp thiết thực để khắc phục, nhưng Mỹ và tay sai cũng gặp những khó khăn lúng túng về nhiều mặt, thế và lực bọn phản động ở Campuchia nói chung là yếu. Mỹ đang xuống thang ở miền Nam đưa quân vào Campuchia không phải dễ dàng, nhưng chúng tìm mọi cách để phối hợp. Ta vẫn có nhiều thuận lợi lớn"

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của đôi bên trên chiến trường, Bộ Chính trị chủ trương đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, đồng thời "tích cực giúp đỡ cách mạng Campuchia giương cao ngọn cờ dân tộc chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai cực hữu". Bộ Chính trị chỉ thị cho lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường phải "nghiên cứu tổ chức, bố trí lại lực lượng cho thích hợp với tình hình mới bảo đảm đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, giúp cách mạng Campuchia có hiệu lực vừa mạnh vừa vững chắc, chủ động và lâu dài"[7]

Diễn biến cuộc tấn công

Các cuộc hành quân của Hoa Kỳ

Trong vòng hai tháng (từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970), quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mở 23 cuộc hành quân, ồ ạt đánh sâu vào đất Campuchia 30 km đến 40 km (có nơi đến 80 km), trên toàn tuyến biên giới tiếp giáp với Việt Nam, tập trung vào các hướng đông và đông nam Svay Rieng, Memot - Snuol, Takéo - đông Kam pốt, trọng tâm là căn cứ Ba Thu (Bến Lức, Long An) và vùng Lưỡi Câu (ở Kampong Cham).

Quân giải phóng miền Nam rút ngay khi Mỹ tiến vào nhưng họ lại kháng cự quyết liệt ở thị trấn Snoul. Hơn 90% thị trấn bị xóa sổ sau hai ngày bị oanh tạc bằng bom, na-panpháo. Quân đội Mỹ cũng thông báo là đã phát hiện cách đó không xa một khu vực rộng hai dặm vuông của Quân giải phóng miền Nam dưới các tán rừng già gồm các hệ thống boong ke, lán trại, lối mòn, ga-ra xe tải, nhà ăn, chuồng nuôi heo, , bãi tập bắn và cả hồ bơi. Quân Mỹ kiểm tra thấy có tới hơn 400 lán trại, nhà kho và boong ke, chứa đầy lương thực, quần áothuốc men, 182 hầm vũ khíđạn dược. Có hầm chứa tới 480 khẩu súng và một hầm khác có 120.000 viên đạn.[5]

Xe tăng tiến vào thị trấn Snuol

Vài ngày sau trực thăng phát hiện 4 xe tải của Quân Giải phóng đang di chuyển trên đường mòn giữa rừng già. Sau cuộc đọ súng với lực lượng bộ binh, Quân giải phóng miền Nam rút lui, để lại phía sau một hầm đạn lớn nhất được Hoa Kỳ khám phá được trong cuộc chiến, với hơn 6 triệu rưởi viên đạn các loại, hàng ngàn rốc két, tiểu liên, một số xe vận tải và cả 1 Tổng đài điện thoại. Dù không có tài liệu hay cơ sở hạ tầng rõ ràng để xác định, nhưng người Mỹ cho rằng đây chính là trung tâm đầu não của Trung ương Cục miền Nam huyền thoại.[8]

Đối với Tổng thống Nixon thì đây là một lễ Giáng sinh vui vẻ. Cuộc xâm nhập là một thành công ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong hai tuần chiến dịch đã thu được 4.793 vũ khí cá nhân, 730 súng cối, hơn 3 triệu viên đạn dành cho vũ khí cá nhân, 7.285 rốc két, 124 xe tải và 2 triệu pound gạo. Tuy nhiên mục tiêu chính của cuộc tấn công là tiêu diệt đầu não quân Giải phóng thì vẫn chưa thực hiện được.

Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia nhằm đẩy mạnh truy lùng. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ PhápLiên Xô vì hành động này mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống đối Nixon lại có dịp bùng phát.

Quân Giải phóng phản công

Đến tháng 5 năm 1970, trước tình hình mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết "Về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta", nêu lên "sự phát triển mới của cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; âm mưu và chủ trương chiến lược của địch; nhiệm vụ mới, những phương châm chiến lược lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nâng cao sức mạnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, tiến lên giành những thắng lợi mới."[9]

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Trung ương Cục và Quân uỷ miền, các đơn vị bộ đội chủ lực, hậu cần, lực lượng bảo vệ căn cứ, kho tàng phối hợp với lực lượng du kích Campuchia tiến công vào một số thị trấn, chi khu quân sự, kiểm soát thêm nhiều vùng nông thôn thuộc tỉnh Kratié (ở phía đông Campuchia), sáu huyện thuộc Takéo, Kam pốt (ở nam và tây nam Campuchia), bao vây nhiều vùng khác, đưa phong trào quần chúng vũ trang ở các tỉnh Svay Rieng, Kandal, Takéo, Kam pốt, Prey Veng... phát triển mạnh.

Ở hướng bắc, Trung đoàn 205 và 207 tiến công Kampong Thom, Kampong Chhnang dọc Biển Hồ từ phía bắc xuống Précđam, từ Xiêm Riệp xuống Kampong Thom. Hướng đông bắc, hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 5 chủ lực miền tiến công tỉnh lỵ Kratié (ngày 5-5), Stung Treng (ngày 18-5) và Mondulkiri. Cuối tháng 5, Trung đoàn 5 Sư đoàn 5 tiến về phía tây, tăng cường cho mặt trận Bình Long - Phước Long. Tại đây, từ tháng 4-1970, Sư đoàn 1 chủ lực miền và các đơn vị bộ binh, đặc công của Quân khu 9 đã giải phóng các khu vực Tani (Kam pốt), Túcmia, Kampong Tralach, Kep... cắt đứt đường số 4, đánh chiếm Kampong Speu, Kirirom, Kimini, giải phóng một vùng rộng lớn ở nam - bắc đường 5 với trên 50 vạn dân.

Tại hai tỉnh Svay Rieng và Prey Veng, Sư đoàn 9 chủ lực miền phối hợp với Quân giải phóng Campuchia đánh chiếm nhiều vùng nông thôn từ biên giới đến sông Mê Kông, từ nam đường số 1 đến tây đường số 22, đồng thời liên tục tập kích vào các cụm quân Mỹ trên các trục đường 1, 22, 15, bảo vệ hệ thống kho tàng, bệnh viện, các cơ quan Trung ương cục.

Trên địa bàn tỉnh Kampong Cham, Sư đoàn 7 chủ lực miền cùng các đơn vị thuộc khu vục Căn cứ 20 và lực lượng du kích cơ quan, bệnh viện đã chiến đấu quyết liệt làm thất bại cuộc hành quân lớn của 21 tiểu đoàn quân Mỹ và quân Sài Gòn. Đây là cuộc hành quân nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Quân giải phóng miền Nam. Sau khi sử dụng một bộ phận lực lượng tập kích, phục kích ghìm chân và tiêu hao quân Mỹ, tạo điều kiện cho việc di chuyển cơ quan, kho tàng, bệnh viện về phía sau, từ ngày 11-5-1970, Quân giải phóng bắt đầu tập trung lực lượng đánh mạnh vào các cụm hoả lực tại Krariêng, Sa Tum, Sóc Chum, bẻ gãy các đợt tiến công của Sư đoàn 25 bộ binh và Trung đoàn 7 thiết giáp của Mỹ.

Tại Thủ đô Phnôm Pênh, đặc công biệt động Quân giải phóng và du kích Campuchia đẩy mạnh các hoạt động quấy rối, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho Phnômpênh hầu như bị biệt lập với cảng Côngpông Xom từ tháng 5-1970.